Ðể thông báo cho mọi người biết và để cho hai gia đình chính thức được trở thành vợ chồng, xây dựng gia đình riêng cho mình, người ta mới tổ chức hôn lễ.
Hôn lễ có từ bao giờ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Mục đích tổ chức hôn lễ của người xưa cũng khá tương đồng so với ngày nay. Ðồng thời cũng muốn bày tỏ sự khẳng định quyền và nghĩa vụ của hai vợ chồng đối với gia đình, dù là vợ hay chồng đều phải giữ lời hứa của mình để bảo vệ quyền lợi và danh dự cho cả hai bên.

Và đương nhiên người khác cũng phải tôn trọng nhân cách của cả hai người, phải thừa nhận quan hệ vợ chồng của họ và không được phép có bất kỳ hành động đen tối nào nhằm phá vỡ gia đình đó.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Xuân Mỹ thì: “Chúng ta có thể ước đoán rằng hôn lễ ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ “Tòng phụ cư” (chế độ mẫu hệ) sang chế độ “Tòng phu cư” (chế độ phụ hệ). Và cùng với sự củng cố bền vững của hình thức hôn nhân một vợ một chồng thì hôn lễ ngày càng phức tạp hơn”.

Hôn lễ có từ bao giờ?

Vào giai đoạn cuối của chế độ “Tòng phụ cư”, hình thái gia đình cơ bản đã đầy đủ, trong hôn nhân “Đối ngẫu” hai vợ chồng cùng sinh sống với nhau và luôn dành cho nhau những tình cảm sâu nặng. Với tính chất của thời đại xã hội, nam nữ thanh niên bắt đầu thể hiện sự coi trọng đối với hôn nhân và có ý thức mong muốn tình cảm vợ chồng sẽ mãi vững bền như trời đất. Vì vậy, con người đã muốn dùng một hình thức nào đó để thông báo cho mọi người biết, để thông qua chuyện ký kết hôn nhân, họ muốn “Độc chiếm” đối phương cho riêng mình và cuối cùng thì họ cũng nên vợ thành chồng. Sự ra đời của ý thức hôn nhân bền vững chính đã tạo ra những điều kiện cơ bản để hình thành hôn lễ.

Trong thời kỳ tồn tại chế độ mẫu hệ (con trai đến ở rể) thì hôn lễ thường được tổ chức tại nhà gái. Khi đó tự do hôn nhân còn rất phổ biến, chỉ cần hai người yêu nhau và họ tự cảm thấy tâm đầu ý hợp là họ có thể tiến tới hôn nhân. Khi chàng trai mới tới ở rể, để biểu lộ sự vui mừng và chứng thực cho cuộc hôn nhân của hai người, nhà gái thường tổ chức một số nghi thức đơn giản như: gặp gỡ các thành viên trong họ nhà gái, trao tặng lễ vật cho nhau hay cùng nhau ăn uống vui vẻ

Nghi thức này người ta gọi là hôn lễ. Hôn lễ thời kỳ đầu diễn ra khá đơn giản nhưng phần nào cũng đã thể hiện được tính chất long trọng của một việc đại sự.

Hiện nay ở một số vùng dân tộc thiểu số của nước ta vẫn còn lưu giữ được những đặc điểm của cách tổ chức hôn lễ tại nhà gái. Về sau, khi xã hội xuất hiện chế độ con gái về nhà chồng (tòng phu cư) thì đồng thời hôn lễ cũng được tổ chức tại nhà trai, nhưng nghi thức hôn lễ cầu kỳ và phức tạp hơn nhiều.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Ý nghĩa sao Bạch Hổ tên con trai năng mộ dưới đáy biển Sao hoa ky điện tướng người qua dáng đi Sao Dà la Thiên Khốc bùa cầu tài lộc cach Linh khó nuôi con con giap nghi lễ trừ tà thiết kế Tuổi Thân đêm qua em mơ thấy anh hien thuc kien Sơn ngẫm nốt ruồi ở bàn tay phong thủy nhà ở nông thôn boi tinh duyen Thập Thần Hội Làng Quậy bộ phòng ngủ hiện đại vật phẩm hóa khoa chùa keo hành thiện văn phòng trường thọ ts chùa ảo tẠo Sao Thiên lương bọ cạp nam và thiên bình nữ khai quang phú quý Can song ngư 12 chòm sao quay về với người yêu cũ ngày tam nương Phật giáo mơ thấy ánh nắng cự môn top 4 Sao Trực Phù xem tử vi Hướng dẫn kê phòng ngủ theo quà tặng Valentine ban đêm Tiết Đại Hàn Khổng Tuổi Tỵ ảnh xăm cá chép hóa rồng